Thời tiết nóng bức đi kèm với những cơn mưa rào là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi nảy nở và phát triển mạnh. Vì lẽ đó, các phụ huynh nên có các thông tin về các bệnh thường gặp vào mùa hè để có thể tìm được các biện pháp phòng chống hiệu quả, giữ an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ nhé!
Những căn bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè
Có những căn bệnh ai cũng sẽ dễ gặp phải trong tiết trời mùa hè nhưng phần lớn lại xuất hiện nhiều ở trẻ em do sức khỏe của chúng còn khá yếu dễ khiến virus xâm nhập. Dưới đây là các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ em và cách phòng tránh, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
Tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp có thể bắt nguồn từ những tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn (thương, tả, hàn, ký sinh trùng ở đường ruột,… hoặc là do tình trạng rối loạn tiêu, dị ứng thức ăn,… ở trẻ.
Biểu hiện thường gặp
Có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, ói mửa, đi đại tiện nhiều lần từ 3 -5 lần/ngày hoặc hơn mười mấy lần/ngày tùy mức độ của căn bệnh dẫn đến tình trạng mất nước trầm trọng. Bệnh này sẽ gây biếng ăn và khiến sức khỏe trẻ bị suy yếu nên phụ huynh hãy nhanh chóng dẫn bé đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh
Rửa tay kỹ trước và sau các bữa ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh và lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sạch sẽ trong khâu nấu ăn, cho trẻ bú và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tiêm vắc xin sởi và tiêu chảy do vi rút rota gây nên.
Sốt virus
Sốt virus là căn bệnh nói chung do nhiều chủng loại virus gây nên, đối với tùy từng mức độ mạnh nhẹ của virus mà có rất nhiều biểu hiện khác nhau.
Biểu hiện thường gặp
Có rất nhiều triệu chứng khác nhau xuất hiện ở bệnh số virus này:
- Gây sốt cao, đau nhức đầu và mỏi người ở trẻ em.
- Có thể bao hàm các triệu chứng của viêm đường hô hấp như: sổ mũi, ho có đờm màu trắng, hắt hơi.
- Gây phát ban khắp người trẻ nếu tác nhân gây bệnh là virus Rubella sởi gây nên, chủ yếu là các ban đỏ mịn xuất hiện từ ngày thứ 2 – 4 của căn bệnh này.
- Nổi hạch ở vùng cổ và gáy gây đau đớn và tồn tại khá lâu.
- Bệnh có thể điều trị tạm thời bằng cách bù điện giải, đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc tốt cho mũi, họng. Sốt virus sẽ có tình trạng gây biến chứng co giật, rối loạn ý thức,… khi bệnh tình xấu đi, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đi điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh
Thực hiện thói quen ăn uống khoa học dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể; thường xuyên vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của mầm bệnh.
Phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay cho bản thân và bé trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với trẻ em, hạn chế số lượng đồ chơi mà trẻ có thể cho vào miệng, không nên tiếp xúc và đến nơi đông người khi có dịch.
Tay – chân – miệng
Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do vi rút Coxsackie A16 gây ra, nó chủ yếu thường xảy ra ở trẻ em và dễ lây lan thành dịch khiến nhiều người mắc bệnh.
Biểu hiện thường gặp
Khi ủ bệnh từ 3-7 ngày, trẻ bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau họng… sau đó xuất hiện các nốt ban hồng có đường kính khoảng 2mm trên miệng và da. Lòng bàn tay, lòng bàn chân, và đôi khi ở hông và chân cũng có thể sẽ nổi các nốt tương tự.
Bệnh này sẽ khá nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, dễ tiến triển thành viêm não dẫn đến trẻ tử vong. Khi trẻ có các biểu hiện trên thì cần cách ly và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Cánh phòng tránh
Tạo thói quen rửa tay thường bằng xà phòng và nước ấm cho trẻ, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh (ăn chín uống sôi) và hạn chế việc mút tay, ngậm đồ chơi bẩn cho bé. Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng ngừa những virus lây lan ở bệnh này và các bệnh thường gặp vào mùa hè khác
Sốt xuất huyết
Nguyên nhân bệnh đến từ việc bị muỗi có chứa virus sốt xuất huyết đốt gây nên đây là căn bệnh hay mắc phải nhất ở trẻ trong các bệnh thường gặp vào mùa hè.
Biểu hiện thường gặp
- Sốt không đi kèm với ho, sổ mũi, tiêu chảy trong vòng 7 ngày
- Nổi những nốt xuất huyết màu đỏ tròn như vết muỗi cắn ở cánh tay, cẳng chân.
- Đau bụng, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài máu.
- Nặng hơn có thế gây trụy tim (tay chân lạnh ngắt, lừ đừ và sức khỏe suy yếu).
Cách phòng tránh
Diệt muỗi thường xuyên và xử lý các vùng chứa nước trong nhà không cần thiết, thường xuyên đậy nắp cho các dụng cụ chứa nước.
Kết luận
Phía trên là các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ em và cách phòng tránh, mong các bạn sẽ cảm thấy bổ ích khi theo dõi bài viết này và có được một số kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.